"Vụ" trả tiền khi tải nhạc: Đã tới thời khắc 'Cách Mạng'?

Thảo luận trong 'Tin tức công nghệ khác' bắt đầu bởi hoangthuan, 19/8/12.

Chia sẻ trang này

  1. hoangthuan Moderator
    BB Model:
    87-97-PB-Q10-PP

    Tham gia:
    19/6/11
    Số bài viết:
    1.859
    Được thích:
    286
    [​IMG]

    Mấy hôm nay, việc Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (RIAV) cùng một số công ty, tổ chức họp bàn chuyện thu phí tải nhạc và thông tin về việc Zing và Nhaccuatui sẽ có biện pháp chống tải nhạc "lậu" đã gây xôn xao khắp cộng đồng mạng.

    [align=justify]Người ủng hộ cũng có mà kẻ chê bai cũng nhiều. Một số người còn cho biết "có IDM - Internet Download Manager - thì chả 'sợ' cơ quan nào" hoặc nếu gắt quá thì "up lên mediafire, host riêng" hoặc không thì "torrent cho lành"... Lần này chúng tôi muốn chia sẻ một ít quan điểm về các vấn đề trên. Và mọi thứ không chỉ gói gọn trong mấy bài nhạc.

    Dùng downloader? Chuyện vặt!


    Điều dễ thấy nhất là một số bạn (có lẽ còn khá trẻ) ngay khi đọc các tin này đã phản ứng ngay rằng "ngăn được IDM không"? Số khác thì lý luận rằng nhạc online chất lượng "cùi", toàn "upscale từ 128 kbps lên", "nhạc thị trường nhạc chợ cũng đòi thu phí", "mình không nghe nhạc Việt", "qua youtube nghe có mà đầy"... Các lý do đưa ra nghe chừng rất thực tế và rất thuyết phục để bảo vệ quan điểm không muốn trả phí.

    Nhưng các lập luận ấy liệu có thể không khắc phục? Trước hết, đối phó với các downloader (ví như IDM) thực sự không phải vấn đề khó với bộ phận IT (có trình độ) của các site chia sẻ nhạc. Có nhiều cách mà tôi có thể nêu ra như cho player của trang không dùng file gốc thực có trên server mà chỉ là một bản copy nhưng ở định dạng khác vốn các downloader không hiểu được, các bản copy này sẽ xuất hiện ngẫu nhiên và chỉ tồn tại một thời gian ngắn trên server rồi sẽ bị xoá.

    Các site thậm chí có thể làm chặt hơn bằng cách code lại player của họ khiến nó chỉ chơi bản nhạc nếu có khoá nhận diện (token) khớp với bản copy vừa sinh ra. Kể cả người nghe có "mò" ra file tạm nằm trong cache của trình duyệt nhưng không có được token phù hợp (server có thể gửi kèm 2 - 3 token giả cùng lúc) thì cũng không làm được gì.

    Trong tình huống "cực đoan" hơn, một bản nhạc có thể được server "băm" thành nhiều mảnh. Cơ chế băm có thể ngẫu nhiên không có độ dài xác định. Ví dụ một bài dài 5" có thể bị băm thành các mảnh 20 giây, 50 giây, 30 giây... và mỗi mảnh có token riêng của nó, chỉ khi nào player chơi tới mảnh đấy thì token của nó mới được gửi về máy người nghe.

    Tương tự, các mảnh cùng các token này chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Kể cả người nghe có trình IT pro tới mức giải mã được token nhưng khi giải xong thì file cần mở đã bị server xoá mất thì việc phá khoá token cũng không có ý nghĩa.

    Vỏ quýt dày có móng tay nhọn


    Thực ra các cách tôi nêu khá phức tạp và nhìn chung sẽ gây "stress" nhiều cho CPU server, cũng làm phân mảnh ổ cứng server khá lớn do lượng file mới sinh ra với cấp số nhân. Rõ ràng đây không phải cách "nên xài" cho các site chia sẻ nhạc (nhưng cần thiết vẫn xài được) vì chi phí đầu tư khá lớn.[/align]
    [​IMG]
    Nghe thử cũng là một cách hợp lý để người tiêu dùng không cảm thấy "thiệt thòi".​


    [align=justify]Có một cách khả dĩ hơn mà không cần quan tâm tới trình IT của người nghe tới mức nào, mà site nào cũng có thể làm được, thậm chí một học sinh cấp hai cũng có thể thực hiện: nghe demo vài chục giây.

    Và cách này, thực tế đã được các site bán nhạc quốc tế áp dụng, ví như dịch vụ iTunes. Người nghe sẽ được nghe thử một đoạn có thời lượng tương đối và nếu thích, họ có thể bấm nút mua. Dĩ nhiên, không thích thì ai bắt bạn mua. Hãy tưởng tượng cách này như bạn đi vào một showroom và dùng thử sản phẩm, nếu vừa ý thì móc ví ra.

    Đến đây, một số bạn lại "luồn lách" bằng cách "trả phí một lần rồi copy cho người khác nghe chùa thì sao"? Xin thưa rằng "nếu cần", các site có thể chỉ cho tải các file được bảo vệ với cơ chế DRM - thiết bị chơi nhạc phải có token / secure key mới có thể chạy được bài ấy.

    Và dạng file này hiện đã có từ lâu, chỉ là chúng ít xuất hiện trên thị trường nhưng không có nghĩa chúng không thể phổ biến nếu vấn đề bản quyền được xem xét nghiêm túc. Đặc biệt trong trường hợp chia sẻ "quy mô lớn" như up lên host hoặc forum riêng có nhiều người truy cập, hoàn toàn không khó khăn cho cơ quan chức năng "cài người nằm vùng" để có tang chứng vi phạm.

    Ngoài ra, kể cả một vài người nghe "pro" thì không có nghĩa hết thảy mọi người cũng có trình độ như họ. Về cơ bản, chỉ cần 70% lượng người đang nghe nhạc online hiện nay chấp nhận trả phí thì đấy đã là thành công lớn cho nền công nghiệp nhạc số.

    Có thu nhập mới có chất lượng

    Có lẽ tới đây, nhiều bạn đã ngộ ra rằng liệu pháp đối phó với thói "xài chùa" không phải không có. Vấn đề chỉ ở chỗ liệu có thực sự tới mức cần "chơi khó nhau thế không". Theo lẽ tự nhiên, bạn "chơi đẹp", người khác cũng sẽ "chơi đẹp" lại.

    Một số người phát biểu rằng trả phí họ không ngại, nhưng với chất lượng nhạc như hiện nay thì không đáng để bỏ tiền ra. Đến đây, chúng ta cần làm một ly cà phê và thử luận "vì sao nhạc Việt ngày càng kém"?

    Tôi hy vọng rằng có vài bạn vẫn nhớ bài học về thời bao cấp có trong môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (nếu bạn ngủ quên hoặc lỡ nghỉ học thì chịu!). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đi xuống của nền kinh tế lúc bấy giờ vì nó không có tính cạnh tranh. Khi ai cũng được trả công giống như ai, không có phần thưởng khuyến khích cho sự chăm chỉ và hình phạt cho sự lười nhác, lẽ tự nhiên mọi người đều không cố gắng. Tại sao phải làm tốt hơn trong khi chỉ nhận được bằng một đứa lười biếng?

    Quay lại với câu chuyện chất lượng nhạc Việt, đặc biệt là nhạc số / nhạc online, đã có bao nhiêu bạn đọc thực sự công nhận giá trị sức lao động của nghệ sỹ? Bất kỳ ai cũng có thể up nhạc lên và bất kỳ ai cũng có thể làm ca sỹ. Người ca sỹ chân chính cũng bị cào bằng như đệ tử lưu linh vì hết thảy đều không được trả tiền cho sức lao động của họ. Vậy tại sao họ phải đầu tư một tác phẩm cho thật tốt?

    Tất nhiên trước nay ca sỹ vẫn sống được vì họ có tham gia biểu diễn trực tiếp trước công chúng. Một số phát hành đĩa và có người mua ủng hộ. Song không hẳn ca sỹ nào cũng có ông bầu tốt để PR tên tuổi và phát hành vé mời nghe nhạc cho họ. Chưa kể một số ca sỹ có chất giọng tốt nhưng ngoại hình không ăn ảnh, hoặc không biết vũ đạo, hoặc không thích tạo scandal để đánh bóng tên tuổi... Những con người như thế lại càng không có điều kiện kiếm sống từ chính giọng hát của mình.

    Tôi không rõ nhưng có lẽ có vài bạn chỉ thích "nghe" và không thích "nhìn". Nhưng vì ca sỹ không phải lúc nào cũng hát bài các bạn muốn nghe nên bạn buộc phải thưởng thức qua bản copy trên máy tính hoặc trên net.

    Có lời mới có cạnh tranh


    Như vậy, có thể thấy trả phí nghe nhạc online là một cách tốt để thực sự chọn ra những nghệ sỹ có tài. Vì họ có thể sống bằng chính giọng hát và đứa con tinh thần của mình, thì họ mới có động lực để sáng tác và đầu tư cho tác phẩm. Và dù sao, không phải ai cũng tốt. Cũng như không phải quán ăn hay cửa hàng nào cũng có dịch vụ tốt. Vì đấy mà chúng ta mới cần đến web 2.0, cần tới forum, cần tới mạng xã hội để chia sẻ quan điểm của mình về chất lượng của một sản phẩm / dịch vụ nào đấy.

    Lúc ấy, những ai có tâm huyết sẽ làm ra được tác phẩm hay. Còn ai hời hợt qua loa chỉ làm cho có tất sẽ bị thính giả phát hiện. Tác phẩm nào có nhiều lượt tải về nhất sẽ nói lên phần nào chất lượng của nó. Bản thân các nghệ sỹ sẽ phải cạnh tranh đối đầu lẫn nhau để "giành" fan hâm mộ. Và quy luật cung cầu đã nêu rõ: có cạnh tranh thì người tiêu dùng mới có lời. Cái "lời" trong âm nhạc là chúng ta sẽ có nhiều tác phẩm hay hơn để thưởng thức, để gửi tặng và xứng đáng để lưu vào máy.

    Lại nói chuyện cạnh tranh. Đây là lúc người tiêu dùng được quyền đòi hỏi chất lượng file nhạc cải thiện. Giả dụ bạn có quyền mua về các file lossless, hoặc ít nhất là 320 kbps. Sẽ có những nhà phát hành / site nhạc dành cho người nghe "cao cấp" với chi phí tải về cao hơn các nhà phát hành / site "bình dân" với chi phí hợp lý hơn. Hiện cách thức tính phí như thế nào chưa được chính thức thông qua, song theo tôi có hai hình thức có thể thông qua:

    Cũng có thể người nghe được quyền tuỳ chọn giữa hai hình thức này vì không phải ai cũng nghe nhạc giống nhau. Ví như ai "nghiện" nghe nhiều bài khác nhau có thể chọn "trọn gói" trong khi những người chỉ "ưa" một số bài có thể chọn "tải bao nhiêu trả bấy nhiêu". Cũng có thể sẽ có site chỉ áp dụng cách này mà không có cách kia và ngược lại.

    Những điều "hay ho" này chỉ tồn tại được nếu người nghe có thái độ thực sự tôn trọng nghệ sỹ lẫn nhà phát hành.

    Thói quen thanh toán mới

    Là một netizen nên tôi cũng hay chơi forum hoặc mạng xã hội. Và không khó để tôi hoặc bạn nhận ra rằng mỗi khi có một tựa phim mới sắp chiếu ngoài rạp, thường sẽ có trailer kèm theo. Nó có thể được đưa lên youtube, hoặc một site phim online nào đấy. Nếu bạn cảm thấy phim đó hay và "có chút điều kiện", bạn có thể ra rạp.

    Hành vi ra rạp mua vé của bạn chính là thể hiện cho sự tôn trọng tác giả. Hoặc không, bạn có thể ra tiệm mua đĩa DVD hoặc Blu-ray về xem. Và không thể bỏ quên được một lượng không ít người "hóng" torrent hoặc các site chia sẻ dữ liệu.

    Mô hình công nghiệp nhạc số cũng tương tự. Song với đặc trưng sản phẩm được tiêu thụ chính nằm trên mạng như hiện nay thì miếng bánh lớn nhất cho nghệ sỹ lẫn nhà phát hành là ở Internet. Các thể loại đĩa quang ngày càng ít được tiêu thụ vì dẫu sao, lượng người nghe nhạc trên smartphone ngày càng nhiều và các nhà sản xuất PC cũng không mặn mòi với đĩa quang nữa (ổ DVD có thể xem là món phần cứng ít được dùng nhất trên máy tính hôm nay).[/align]
    [​IMG]
    Các công cụ thanh toán điện tử đang ngày càng hoàn thiện hơn.​


    [align=justify]Các downloader thực sự sẽ không ảnh hưởng nhiều vì trong tương lai mọi người sẽ nghe nhạc trên mobile nhiều hơn (các thiết bị này dường như không phù hợp lắm để kéo torrent cũng như cài app downloader). Do vậy, thanh toán online sẽ dần trở thành thói quen mới của bạn. Có thể thông qua Paypal, có thể qua VISA, Debit, có thể trực tiếp qua ngân hàng nếu các cổng thanh toán điện tử được hoàn thiện hơn. Hoặc đơn giản nhất, thông qua sms để trừ vào tài khoản di động.

    Và không chỉ nhạc số

    Trong một bài viết gần đây của tôi, có một vài bạn bình luận rằng "chất lượng báo giấy tốt gấp trăm lần báo mạng". Tôi cho rằng quan niệm này cực kỳ phiến diện nếu không muốn nói là sai lầm. Tôi lấy ví dụ từ chính mình (cũng thích đọc sách giấy), khi mới bắt đầu đọc PCW (tiếng Việt), tôi luôn cho chất lượng bài như thế là tốt lắm rồi. Nhưng khi tôi làm quen với Internet và đọc các bài viết của AnandTech, X-bit Labs, NYT, EETimes... tôi nhận ra những gì viết trên PCW chỉ cho... "gà" đọc!

    Điều đó không có nghĩa báo mạng không có bài viết dở và báo giấy không có bài hay. Nhưng thực sự vấn đề hay hoặc dở không ở bản chất của thiết bị hiển thị, mà ở công tác biên tập. Khi đọc những trang tâm sự tình cảm này nọ của Mực Tím, Hoa Học Trò... tôi cũng không thấy chất lượng nó cao ở chỗ nào (có lẽ tôi không thích thể loại tình cảm "sến" sướt mướt) cho lắm. Ở đây tôi chỉ nói: nếu Thép đã tôi thế đấy được phát hành dưới dạng e-book thì chất lượng nội dung có bị giảm đi không?

    Vấn đề thực tế nằm ở nội dung bài và khâu biên tập. Vậy tại sao bài trên báo mạng THƯỜNG không chất lượng? Lý do đơn giản là bạn không mất tiền để đọc. Nói đơn giản là khi đọc bài viết này bạn gần như không mất tiền cho GenK, hoặc không mất tiền cho Dân Trí, hoặc không mất tiền cho VNN, hoặc VnExpress.

    Nhưng bạn lại mất gần 4.000 VND để mua tờ Tuổi Trẻ, mà hơn 1/2 số trang trong đấy là quảng cáo. Giả định một tuần bạn mua hết 6 ngày thì một tháng (4 tuần) bạn tốn khoảng 100.000 VND mua báo giấy. Nhưng suốt một tháng bạn có trả xu nào cho báo mạng không? Chú ý rằng báo giấy cũng đăng quảng cáo ngập các trang.

    Ở đây tôi muốn nêu ra một vấn đề: chất lượng cao đi với giá thành. Báo mạng hoàn toàn có thể đạt chất lượng ngang và thậm chí tốt hơn báo giấy nếu nó được đầu tư bài bản. Chỉ đơn giản vấn đề lỗi chính tả, nếu có nhiều người kiểm tra hơn sẽ ít bị tình trạng này hơn. Mà làm sao để có nhiều người kiểm tra? Đơn giản là có lương tương xứng cho họ.

    Chuyện trả phí nghe nhạc chỉ mới là bước đầu của một sự thay đổi. Mà về cơ bản, thay đổi này có lợi cho hết thảy mọi người. Người có trình độ được trả công xứng đáng và người tiêu dùng được yêu cầu chất lượng tương xứng với số tiền bỏ ra. Không ai bị thiệt thòi thì tại sao phải phản đối?[/align]
    Trên đây là bài viết của thành viên Leopard trên genk.vn

    Các bạn hãy cho biết thêm suy nghĩ của mình về vấn đề này nhé.


     
    Tags:
  2. quangminhtran94

    quangminhtran94 New Member

    Tham gia:
    10/5/12
    Bài viết:
    7
    Được thích:
    0
    BB Model:
    9700
    Người ta chỉ trả tiền cho những gì có chất lượng. 1k thậm chí là 500 nếu chất lượng nhạc tồi, k có info thì cũng k đáng. Có ai trả 500đ cho 1 cái kẹo dừa thối k?
    Nhạc quốc tế thì trả cho ai. Cái gì cũng cần phải công khai.
    Chưa kể các bố VN thì rõ r. Giờ là 1k sau lấy đủ mọi cớ để tăng giá. Chưa kể giờ tính sao với chuyện tải lại khi cần? Tôi mua là mua bản quyền không phải mua lần tải nhạc.
    Tôi cũng từng mua nhạc itunes nên cũng k tiếc tiền dể phát triển âm nhạc. Nhưng xin lỗi với cái kiểu làm ăn này thì tôi nghĩ nên dẹp.
     
  3. iLeo

    iLeo Member

    Tham gia:
    28/1/11
    Bài viết:
    61
    Được thích:
    1
    Mình thì cũng chả nghĩ đến việc trả 1000 đ thì đóng góp vào phát triển nền âm nhạc, chỉ là để thể hiện việc mình tôn trọng bản quyền mà thôi
     
  4. D.Q.D

    D.Q.D New Member

    Tham gia:
    6/8/12
    Bài viết:
    26
    Được thích:
    2
    BB Model:
    8700
    Kiểu này sẽ biến thể .. Như xăng , điện ,nước. Kêu lỗ rồi lại khổ dân thôi

    [ Posted by Mobile Device ] [​IMG]
     
  5. bbvnNews

    bbvnNews Well-Known Member

    Tham gia:
    18/8/11
    Bài viết:
    3.153
    Được thích:
    13.054
    BB Model:
    9900
    Các bác cứ "lo bò trắng răng", nguyên tắc cơ bản là "muốn làm tốt thì phải có tiền, và muốn có tiền thì phải làm tốt", đó là nguyên tắc bất thành văn nhưng đảm bảo đúng 100% luôn đó các bác.

    Như bác @quangminhtran94 đã nói ở trên khi tỏ vẻ hài lòng với việc mua trên iTunes, điều đó đúng thôi, vì iTunes họ thu tiền nên họ muốn thu được thì họ phải làm tốt. Vì vậy, hãy tin rằng những trang "bán" nhạc ở Việt Nam họ cũng sẽ phải làm tốt nếu họ muốn thu được tiền.

    Còn bác này thì "bi quan quá mức" và không hiểu xăng, điện, nước là các Công ty độc quyền nhà nước. Zing hay nhaccuatui lấy cái gì ra mà đòi sánh với các ông đó chứ.
     
  6. bbviet8320

    bbviet8320 Member

    Tham gia:
    3/2/12
    Bài viết:
    42
    Được thích:
    8
    BB Model:
    8320
    bác viết bài này quên đi 1 thứ rất quan trọng, chúng ta là người Việt Nam.
    Không phải đơn thuần mà em nói câu đó, từ cái thời pháp- mỹ dân Việt đã biết lụm bom lép của Pháp- Mỹ về cưa ra lấy thuốc nổ chế lãi quả khác để đánh giặc, rồi xe đạp thồ " mấy bác nghĩ sao khi 1 chiệc xe tong teo như vậy mà dưới bàn tay người Việt nó có thể vận chuyện cả trăm kg đi dọc trường sơn.
    Gần hơn chút nữa là xe máy của các hãng nhật như wave, dream... người ta sản xuất ra chạy được có 100- 110km/h là cùng mà vào tay dân Việt thì hởi ôi 160- 170km/h là thường. ^:)^
    còn hiện tại thì sao các phần mềm có bản quyền bị crack, bẻ khóa không phải ít ngay cả IDM mà bác nói trong bài cũng không thoát khỏi cảnh đó, rồi mấy cái phần mềm cho BB của chúng ta không phải mấy bác của winhex miết hay sao. :-o
    Thế mới nói những điều bác chủ pic đưa ra đồng ý hiện tại bây giờ sẽ ngăn được nạn tải lậu nhưng được bao lâu, rồi cũng sẽ lại có người giải quyết được vấn đề không cho dơ chùa này. :)]
    Kết luận 1 câu việc ai nấy làm các bác chống thì cứ chống còn bọn em dơ chùa thì sẽ tìm ra cách dơ chùa thôi, không có cái gì là tuyệt đối cả =)) .
     
  7. thao52cd5

    thao52cd5 Well-Known Member

    Tham gia:
    10/4/12
    Bài viết:
    514
    Được thích:
    264
    BB Model:
    Z10
    Bản quyền với nhạc Việt thu tiền còn có lý.nhưng người nghe muốn tải nhạc Quốc Tế thì trả tiền bản quyền cho ai.các web trong nước có liên hệ với ca sĩ nước ngoài để trả tiền không?

    [ Posted by Mobile Device ] [​IMG]
     
  8. hoangthuan

    hoangthuan Moderator

    Tham gia:
    19/6/11
    Bài viết:
    1.859
    Được thích:
    286
    BB Model:
    87-97-PB-Q10-PP
    @bbviet8320: Những lý lẽ mà bạn viện dẫn thật không thích hợp với vấn đề mà chúng ta đề cập tới ở đây!

    Đây là giá trị của lịch sử, là niềm tự hào của cả dân tộc. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn biết tận dụng tất cả những gì mình có với mục đích đánh thắng kẻ thù giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Cái mà chúng ta cần học tập đó là tinh thần yêu nước, tinh thần không ngại khó ngại khổ khắc phục mọi khó khăn phục vụ cho mục đích cao đẹp.
    Viện dẫn những điều này để bao biện cho ý tưởng thích dùng chùa, đạo nhạc thì mình không nhất trí với bạn chút nào.


    --- Added at 20/08/2012, 16:37 ---

    Trong tương lai nếu không liên hệ để mua bản quyền phát bản nhạc nước ngoài đó thì công ty Việt có thể bị kiện bạn ah, dần dần chúng ta sẽ phải quen với cụm từ "mua bản quyền" thôi :-bd
     
  9. avril

    avril Member

    Tham gia:
    11/6/12
    Bài viết:
    94
    Được thích:
    0
    BB Model:
    Bold9700 O.S6
    em tải nhạc ở wed nước ngoài
    không biết có cần tiền ko nhỉ ^~^
     
  10. bbviet8320

    bbviet8320 Member

    Tham gia:
    3/2/12
    Bài viết:
    42
    Được thích:
    8
    BB Model:
    8320
    vâng em thừa nhận với bác là những dẫn chứng của em có phần không hợp với chủ đề, nhưng bác có đồng ý với em là hiện tượng thích xài chùa của dân minh còn rất nhiều không. :))
    em không phải là kẻ thích xài chùa ( nếu giá cả và chất lượng sản phẩm xứng đáng với món tiền đó em sẵn sàng chi tiền bác ah ), chỉ là đọc bài viết của bác em thấy thích và hứng thú với những gì bác phân tích nên mới đặt mình vào vị trí đối lập để tranh luận cho vui vậy mà.
    hy vọng pic này sẽ không biến thành chiến trường gạch đá, bác đừng giận vì tinh thần spam của em nhé. :D
     
  11. ntson

    ntson Active Member

    Tham gia:
    20/5/11
    Bài viết:
    612
    Được thích:
    168
    BB Model:
    Full + PB16Gig
    Bạn nên tạo thêm một cái poll để xem có bao nhiêu thành viên ở diễn đàn đồng ý để trả tiền khi tải nhạc (mập mở giữa tải nhạc và bản quyền, vd: tôi tải bài hát này 1k/1lần nhưng tôi lỡ xóa rồi tôi tải lại thì lại mất tiền thêm, vậy là thành câu chuyện khác, ko còn đơn giản là câu chuyện bản quyền nữa).

    Đồng ý là có đầu tư thì mới có chất lượng, nhưng nhạc Việt từ cách đây 3 năm mình chẳng biết bài nào đang hot, ca sĩ nào đang hot, mỗi lần nhà hàng xóm mở mấy bài nhạc Việt "hot" là cực hình, đám hỗn tạp âm thanh gì đó đấm vào tai.
    Có bạn nói về tải nhạc Quốc tế thì tính phí thế nào? Theo quan điểm cá nhân là nhạc Quốc tế sẽ ko đưa vào danh sách tính phí. Giá trung bình cho 1 bài nhạc chất lượng 128kbps vào khoảng 1 US dolar (~21000vnđ) mà chúng ta tải về với giá 1,000vnđ. Nếu là mua bản quyền thật sự thì ai bù cho 20,000vnđ còn lại, hay là sẽ chơi kiểu mình mua 1 lần rồi mình bán số lần tải cho các bạn (làm thế nào mà kiện cho thì ko có tiền mà đền).

    Thị trường nhạc Quốc tế, họ còn tôn trọng bản quyền, tôn trọng giá trị sáng tạo gấp vài chục thập niên so với Việt Nam nhưng họ vẫn có nhưng trang chia sẻ nhạc chất lượng cao, vẫn có những trang nghe chùa thoải mái. Thì Việt Nam cái giác mơ về nhạc bản quyền, trả tiền này nọ còn khá lâu nữa, sớm thì cũng phải đến đời cháu gọi chúng ta kị mới thành hiện thực.
     
  12. hoangthuan

    hoangthuan Moderator

    Tham gia:
    19/6/11
    Bài viết:
    1.859
    Được thích:
    286
    BB Model:
    87-97-PB-Q10-PP
    @bbviet8320 đồng ý với bạn là việc "thích xài chùa" diễn ra thường xuyên, liên tục đến nỗi có thể nói nó là "văn hoá xài chùa" :) (bản thân mình cũng không ngoại lệ). Đưa ra một vấn đề trên forum đương nhiên chúng ta phải đưa ra những quan điểm riêng của mình, thảo luận để có thể thêm những hiểu biết, nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đó, chỉ cần chúng ta tranh luận trên tinh thần xây dựng và biết kiềm chế, tôn trọng mọi người là OK :-bd
    <br /><br />--- Added at 20/08/2012, 22:36 ---<br /><br />@ntson: poll đã có ở đây bạn nhé: Zing và Nhaccuatui sẽ có biện pháp chống tải nhạc "lậu"
     
  13. bbviet8320

    bbviet8320 Member

    Tham gia:
    3/2/12
    Bài viết:
    42
    Được thích:
    8
    BB Model:
    8320
    nếu là luật đưa ra thì chắc s4 được thực thi bác ah, như cái đợt đội nón bảo hiểm đó, có ai hoan nghênh đầu nhưng cuối cùng cũng phải đội, chỉ cần là vì quyền lợi chính đáng của người dân thì mọi người sẽ tuân theo thôi.
     
  14. ntson

    ntson Active Member

    Tham gia:
    20/5/11
    Bài viết:
    612
    Được thích:
    168
    BB Model:
    Full + PB16Gig
    Vụ nón bảo hiểm thì mình ủng hộ nhiệt tình luôn.
    Lại đề cập đến Tàu trong tình hình căng thẳng, người TQ coi đi xe máy như cục thịt trên thanh sắt, đè phát cục thịt nát luôn, còn oto thì cục thị trong hộp sắt, có thế nào thì cục thịt còn lâu mới nát.
    Mình thích sự an toàn, từ trước khi có luật đội mũ trên tất cả các tuyến đường giao thông, mình có đội nhưng thấy cả đường nhìn mình như UFO nên đành thay bằng mũ lưỡi trai.

    Quay lạị vấn đề chính, chắc rằng mọi người đều đồng ý rằng cái gì hay, tốt thì sẵn sàng bỏ tiền. Còn móc ví vì một cái không có gì đặc sắc (với mình là nhạc Việt "hot" là vớ vẩn, xem bảng xếp hạng Zing thì thấy đầu bảng là bài hát nào thì các bạn biết trình độ thưởng thức của giới trẻ bây giờ, dù mình vẫn còn trẻ chưa đủ già để nghe nhạc vàng), chỉ là giải trí thì dù số tiền rất nhỏ (1k ko đủ uống 1 cốc trà đá, chẳng đủ mua mớ rau) mình cũng đắn đo trước móc ví.

    Đầu tư mới có chất lượng vậy các nhạc sĩ thời xưa (như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Văn Tí...) phải cần có một cái máy vi tính thật xịn, sound card tối tân, một không gian lãng mạn, tiền thù lao thật đậm, tiền bản quyền mới sáng tác đươc nhạc à?
     
  15. vnbb

    vnbb Super Moderator

    Tham gia:
    5/1/11
    Bài viết:
    20.118
    Được thích:
    19.093
    BB Model:
    Passport
    Câu này mình thấy không chính xác lắm, mỗi thời mỗi khác nhưng nghệ sỹ họ vẫn sáng tác bằng đam mê chứ không bằng tiền bạc. Nếu không có đam mê thì không thể có những tác phẩm bất hủ, nếu chỉ vì tiền bạc thì sẽ chỉ có những tác phẩm dạng "hàng chợ" mà thôi.

    Ngày xưa dân ta nghèo, nghệ sỹ cũng nghèo, mọi người đều nghèo như nhau. Nhưng bây giờ dân ta đã giàu hơn, tại sao lại bắt nghệ sỹ họ phải nghèo. Người ta cũng bỏ rất nhiều công sức lao động nghệ thuật, người ta cũng cần được trả công xứng đáng cho những nỗ lực đó chứ. Vậy mới công bằng.
     
  16. namthang7677

    namthang7677 New Member

    Tham gia:
    16/5/12
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    BB Model:
    9700
    Em thấy các web cứ kêu là tôn trọng bản quyền tác giả.chứ theo e nghĩ thì các bản quyền đó là do web trả cho tác giả để có thể tải nhạc lên web...còn lên web thì họ thiếu gì cách để kiếm tiền trả tiền tác quyền.riêng khoản tiền quảng cáo cũng đã nhiều lắm rồi.
     
  17. MitDac24581

    MitDac24581 Member

    Tham gia:
    6/1/11
    Bài viết:
    242
    Được thích:
    5
    BB Model:
    9700 ATT
    1. Đứng trên quan điểm "bản quyền": Thực tế là giá của 1 bàn nhạc số cỡ 1k là không đắt, đặc biệt nếu các bác là người thường xuyên bỏ tiền ra mua đĩa CD gốc. Nói cho cùng ra thì muốn dùng thì phải trả tiền, muốn tốt lại càng phải trả tiền. Tuy nhiên, có một số vấn để nảy sinh:
    - Khoản tiền này được chi trả như thế nào? Bao nhiêu % cho tác giả, bao nhiều % cho ca sĩ, bao nhiêu % cho website đăng tải và kinh doanh? Cái này chưa thấy bất kỳ website nào nói đến.
    - Chất lượng nhạc ra sao? So với mua CD gốc thì giá 1k/1 bài là rẻ, chưa kể đến việc ta sẽ không phải nghe (và chi tiền) cho những bài mà ta không thích. Nhưng nếu nhạc trên website là MP3 nén 128 thì...
    - Cơ chế bảo đảm chất lượng nhạc ra sao? Người tiêu dùng ở VN chưa bao giờ được đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu bỏ tiền ra mua nhạc về, nghe lạo xạo thì làm thế nào để kiện cáo, đòi quyền lợi?
    - Mỗi lần download lại bài hát đã mua có bị tính phí không?

    2. Đứng trên quan điểm "dùng chùa": Đây là một ý tưởng vô cùng khó, nếu muốn thực hiện nó thì sẽ phải làm qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian với một quyết tâm vô cùng lớn. Bởi vì:
    - Thế giới còn chưa làm nổi. E-book có DRM, ảnh số có Digimarc, phần mềm phải mua license... nhưng cũng có ăn thua gì đâu. Đừng nói bài hát 1k VND, cả bộ AutoCAD to đùng giá tới 3k USD cũng chả thoát khỏi tay của các "bác sĩ" kìa.
    - Với việc Internet ngày càng phổ biến như hiện nay, forum, torrent, hosting mọc lên như nấm, việc ngăn chặn "phát tán" là điều cực khó (nếu muốn nói là không thể làm được)
    - Phải có người/tổ chức tiên phong trong vấn đề này, phải thực hiện triệt để vấn đề bản quyền trước, làm gương để tuyên truyền cho người dân. Trong buổi họp về vấn đề "thu tiền bản quyền âm nhạc" mà có quá 1/2 số người tham gia sử dụng laptop cài phần mềm lậu, các Website cũng dùng platform lậu, dùng phần mềm lậu để convert nhạc... thì khó để người dùng tin tưởng lắm.
    - Phải có chế tài. Sự tự giác của con người hình thành từ những chế tài mà. Để tự nghiên mà bảo chấp hành thì chắc chả mấy ai nghe đâu. Lâu lâu mình lại nghe tivi nói "đội kiểm tra lập biên xử phạt bản công ty ABC vì sử dụng phần mềm không bản quyền". Ngồi nghĩ: "nếu cái đội kiểm tra đấy thực sự hoạt động thì 1 ngày phải lập được cả trăm, thậm chí cả nghìn biên bản chứ làm gì có chuyện mấy tháng mới lập được 1 cái như thế".
     
  18. galaxyxxz

    galaxyxxz Active Member

    Tham gia:
    26/1/11
    Bài viết:
    1.227
    Được thích:
    8
    BB Model:
    4.5 - 5.0
    Làm chăm sóc khách hàng mới thấy, có những người bỏ ra cả chục phút (tương đương hơn 2k tiền) chỉ để cãi nhau với nhân viên chăm sóc rằng họ bị trừ 200 VND trong tài khoản ko có lý do ^^
    Vì thế muốn làm đc thì cái đầu tiên là chất lượng :)
     
Đang tải...