NFC (Near-Field Communications - Giao tiếp trường gần) là gì và để làm gì?
[align=justify]NFC đã được ISO/IEC (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa/ Hiệp hội Điện Quốc tế) chứng nhận hợp chuẩn vào 8.12.2003. Tháng 3/2004, Nokia, Sony và NXP đã thành lập diễn đàn NFC để phát triển công nghệ này. Nokia đầu tiên tích hợp chip này trong phiên bản C7. Tuy nhiên, người dùng chưa thể khai thác do phần mềm NFC chưa hoàn thiện. Kế đến Nexus S là smartphone sở hữu công nghệ tiên tiến nhất thời đó - NFC trên hệ điều hành Android 2.3 Gingerbread. Tiếp tục là những gã khổng lồ Sony, Motorolla, MasterCard và Visa nhảy vào trận. Đến lúc này, RIM - vốn có truyền thống bảo thủ và bảo mật cao, đủng đỉnh trưng ra NFC trên đứa con cưng của mình BlackBerry Bold 9930 . (Xem post#1 của MOD viethungyp)
NFC là một công nghệ không dây phạm vi hẹp
Đây không phải công nghệ mới mang tính đột phá. Thực thế, nó chỉ là một biến thể của công nghệ không dây hoạt động trong phạm vi hẹp và đã xuất hiện ở Nhật và một số quốc gia châu Âu. Giống RFID (kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa), NFC nhanh chóng trao đổi thông tin giữa các thiết bị khi chúng chạm vào nhau hoặc ở sát nhau. Người dùng có thể truyền đi text, hình ảnh, đường link và những dữ liệu khác đơn giản chỉ bằng cách vẫy điện thoại.
Công nghệ NFC là gì?
NFC là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC hoạt động ở dải băng tần 13,56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps. Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn.
Công nghệ NFC có 2 chế độ truyền dữ liệu: chủ động (active) và thụ động (passive). Trong chế độ thụ động: thiết bị nguồn phát sẽ phát ra từ trường đến nguồn đích. Trong chế độ này, nguồn đích ở trạng thái bị động và chỉ trả lời khi nhận tín hiệu từ nguồn phát. Trong chế độ chủ động: cả thiết bị nguồn phát và thiết bị đích truyền dữ liệu bằng cách tạo ra từ trường riêng.
Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều kết hợp cả 2 chế độ chủ động và thụ động, vì sẽ hữu ích cho các thiết bị trong việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị không có nguồn điện, ví dụ các thẻ không tiếp xúc.
Đối với các ứng dụng mang tính nhạy cảm cao, chẳng hạn trong trường hợp muốn tăng cường tính bảo mật trong lúc giao dịch, công nghệ NFC có thêm 2 chuẩn mã hóa: chuẩn mã hóa tiên tiến (Advanced Encryption Standard – AES) là thuật toán mã hóa khối được Mỹ áp dụng làm tiêu chuẩn mã hóa; và chuẩn mã hóa dữ liệu Triple DES (Data Encryption Standard) nghĩa là một thông tin được mã hóa DES 3 lần với 3 khóa khác nhau, do đó chiều dài mã hóa sẽ lớn hơn và an toàn hơn.
Vậy ứng dụng NFC để làm gì?
Mục đích chính dùng NFC:
Công nghệ NFC sẽ làm thay đổi thói quen sử dụng thiết bị của mọi người. Theo lí thuyết, có khá nhiều ứng dụng dành cho NFC, chẳng hạn như NFC được sử dụng trong điện thoại di động, camera số, TV, hay hệ thống định vị lái xe để thanh toán hóa đơn những món hàng muốn mua. Khi muốn mua sắm, người dùng có thể thanh toán bằng cách để “sát” thẻ tín dụng vào màn hình máy tính có gắn NFC. Khi chip NFC chứa thông tin thẻ tín dụng trong điện thoại di động, ĐTDĐ của bạn sẽ "biến" thành chìa khóa, vé xem ca nhạc, thẻ lưu thông tin cá nhân... Ngoài ra, người dùng có thể biết thông tin của các chương trình giảm giá, khuyến mãi khi dùng ĐTDĐ có NFC chạm gần các áp phích quảng cáo thông minh hay chụp hình và gửi ảnh đến màn hình, máy tính hay trao đổi danh thiếp qua ĐTDĐ có hỗ trợ NFC. Với ĐTDĐ có tích hợp NFC, bạn có thể mua vé và nhận vé và quét thẻ. Sau đó, bạn có thể kiểm tra số tài khoản của mình ngay trên ĐTDĐ.
- Kết nối với các thiết bị điện tử.
- Truy cập nội dung số, người dùng chỉ cần áp ĐTDĐ lên áp phích quảng cáo (có gắn thẻ sóng rađio – RF tag), lập tức người dùng sẽ nhận được các thông tin liên quan.
- Giao dịch không tiếp xúc, ví dụ thanh toán, mua vé.
Mặc dù các giao thức của NFC khác nhau, nhưng vẫn được xem là linh động hơn, bảo mật hơn so với RFID hay thẻ thông minh. Sự khác biệt chủ yếu là NFC được tích hợp trong các thiết bị di động để liên kết đến các dịch vụ bán lẻ hay các giao dịch tài chính…
NFC có khả năng thay thế cho thẻ tín dụng , tấm séc và các thiết bị thanh toán khác trên một thiết bị duy nhất có thể mang đi tới mọi nơi. Ngoài ra, còn có thể hình dung những ứng dụng lý thú khác:
- Giao thông công cộng : tại Nice - Pháp - bạn có thể trả tiền vé xe Bus, Metro, xe điện bằng điện thoại.
- Vé : có thể áp dụng cho mọi hình thức như xem hòa nhạc, hội nghị, thể thao, giải trí, trên các chuyến bay …
- Khóa : Dùng NFC trên điện thoại cho phép bạn thay thế chìa khóa cửa khi vào phòng ở, trong khách sạn, khởi động xe ô tô và truy cập tới mọi nơi mà cần khóa .
- So sánh khi mua sắm : Bạn có thể truy cập để đánh giá thông tin sản phẩm từ các cửa hàng khác.
Công nghệ NFC cùng với trang thiết bị hạ tầng đã tiến một bước dài và RIM đang thụ hưởng thành quả ấy...[/align]
Tham khảo : PCWorld - INFOCOM
';
qc3=qc3+'\';
qc3=qc3+'';
qc3=qc3+'\
';
function adsdisplay(adsnum) {
var y = (Math.floor((Math.random()*100)+1))%adsnum;
if (y==0) {
document.write(qc1);
}
if (y==1) {
document.write(qc2);
}
if (y==2) {
document.write(qc3);
}
}
adsdisplay(3);
Video Clip về công nghệ NFC Demo trên BlackBerry Bold 9930
Thảo luận trong 'Tin tức BlackBerry' bắt đầu bởi viethungyp, 3/5/11.