Tác dụng chữa bệnh của cây cúc áo

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi utduong, 30/11/17.

Chia sẻ trang này

  1. utduong Member

    Tham gia:
    11/11/17
    Số bài viết:
    502
    Được thích:
    0
    Cây cúc áo trong dân gian còn gọi được gọi là, cương hoa thảo, nụ áo lớn, tử tô hoang, đơn kim, phát khát … theo y học cổ truyền cây cúc áo có vị ngọt hơi nhạt, tính bình vì thế cây được dùng để chữa đau răng, hóc xương, chữa đau lưng.. Và một số loại bệnh thường gặp khác.

    [​IMG]

    Mô tả cây
    Tên khác là cây hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát, cresson de Para....
    Tên khoa học là Spilanthes acmella L. Thuộc họ nhà Cúc Asteraceae (Compositae).
    Cây cúc áo là loại cây nhỏ, cao chừng từ 0,40 đến 0,70m. Lá có hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa to hoặc hơi lượn sóng, phiến của lá dài 3-7cm, rộng khoảng l-3cm. Cụm hoa có hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi có hình nón, hoa màu vàng, dài từ 10-15mm. Quả bé màu nâu, mép có gờ, màu hơi nhạt, dài từ 2-8mm và hơi dẹt.
    >>> XEM THÊM: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN
    Phân bố, thu hái và chế biến

    Cây cúc áo hiện nay chưa được trồng mà chủ yếu là mọc hoang , cây cúc áo hiện mọc hoang ở khắp các vùng có đất ẩm ở nước ta.; còn mọc ở một số nước khác như Lào, Campuchia, Philipin, Malaixia, Ân Độ... Người ta cho rằng cây cúc áo có nguồn gốc ở Nam Mỹ.
    Thân cây có vị cay tê, cây mọc hoang tự nhiên có vị cay tê hơn cây được trồng. Đặc biệt cụm hoa có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.
    Thường người ta thu hoạch và dùng hoa của cây vào mùa hè và thu. Cũng có nơi dùng toàn cây. Cây cúc áo có thể dùng tươi và phơi khô.

    [​IMG]

    Thành phần hoá học
    Trong cụm hoa cũng như toàn bộ của cây đều chứa một tinh dầu mùi cay và hăng. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu này là chất spilanten C15H10 - một chất Cecpen đặc biệt. Và một chất rượu gọi là chất spilantola C57H64N20. Năm 1920, các tác giả Nhật Bản là Y Asahina và M.Asens đã làm thí nghiệm và đưa ra kết luận cứ 5kg cụm hoa thì đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này có thể tác dụng với axit clohydric cho ra một bazơ gọi là isobutylamin chất này có công thức C4H11N.
    Hydro hoá, thì spilantola sẽ cho ra hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho ra isobutylamin và hỗn hợp axit béo gồm axit dexylic C10H20O2, axit nonylic C9H18O2.
    Công dụng và liều dùng
    Trong dân gian, công dụng phổ biến nhất của cây cúc áo là dùng cụm hoa giã nhỏ sau đó ngâm rượu để ngậm khi bị nhức răng, sâu răng, làm thuốc sẽ làm giảm đau, có nơi đã dùng làm thuốc tê để nhổ răng. Còn có nơi còn dùng lá cây giã rồi đắp trên mi mắt khi mắt bị sưng đau.
    Cây này còn được nhiều nước dùng để làm thuốc: Như ở Malaixia người ta lấy lá sắc lên rồi đắp lên đầu chữa bệnh đau nhức đầu. Còn tại Ấn Độ người ta dùng cây này để chữa nhức đầu, các bệnh về cổ họng và răng lợi... Theo Tavera, thị tại Philipin, người ta dùng rễ cây làm thuốc tẩy với liều dùng từ 4 đến 8g, sắc với khoảng một bát nước. Nước sắc lá cây này còn dùng để rửa vết thương lở ghẻ, mẩn ngứa. Cũng tại Philipin, Tavera còn nói rằng người dân ở đây dùng cây cúc áo sắc lên uống để làm thuốc thông tiểu tiện và có khả năng làm tiêu sỏi thận.
    Nước ép của lá hay nước sắc của lá cây cúc áo cũng có thể dùng đắp lên các vết thương hở và vết loét. Có nơi còn dùng lá cây ăn như một món rau và cho rằng cây có tác dụng chữa bệnh scobut hay còn gọi là bẹnh chảy máu chân răng.
    Liên hệ: 0988.580.657
     
    Tags:
Đang tải...