Toàn quốc Sự thật về các loại thuốc trị hôi miệng ?

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi thanhdao94, 16/4/18.

Chia sẻ trang này

  1. thanhdao94 Member

    Tham gia:
    20/6/17
    Số bài viết:
    85
    Được thích:
    0
    Hôi miệng khiến bạn luôn trong tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp, nói chuyện. Với một số bài thuốc trị hôi miệng đơn giản ngay tại nhà được chia sẻ dưới đây sẽ là cách giúp bạn sớm giải quyết chứng hôi miệng phiền toái này nhé.
    1. Bài thuốc trị hôi miệng đơn giản ngay tại nhà
    Hơi thở có mùi hôi khó chịu dù là kéo dài hay xảy ra tạm thời đều khiến bạn cảm thấy khó chịu và gây nhiều phiền toái trong giao tiếp. Bạn hãy tham khảo ngay một số bài thuốc trị hôi miệng đơn giản mà hiệu quả dưới đây để khắc phục ngay tình trạng hôi miệng.

    [​IMG]
    Bài thuốc trị hôi miệng nào chữa hôi miệng hiệu quả

    - Bài thuốc trị hôi miệng với chanh

    Chanh chứa lượng axit tự nhiên có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch rất tốt. Vì thế, để trị hôi miệng, bạn có thể áp dụng giải pháp đơn giản là sử dụng chanh để khử mùi hôi miệng.

    Bạn hãy hòa một ít nước ấm với nước cốt chanh. Dùng dung dịch này súc miệng kỹ trong 1 phút để loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hôi miệng.

    - Trị hôi miệng bằng trà xanh

    Bài thuốc trị hôi miệng bằng trà xanh được rất nhiều người ưa thích. Trong trà xanh có tính kháng khuẩn, khử mùi rất tốt, nên ngoài tác dụng trị hôi miệng, trà xanh còn giúp giảm đau, chông viêm, điều trị viêm nướu rất tốt.

    Bạn hãy lấy một nắm lá trà xanh, rửa sạch, sau đó hãm với nước nóng, để nguội. Dùng nước trà xanh ngậm và súc miệng kỹ trong 1-2 phút. Mùi hôi miệng sẽ được khử nhanh chóng, loại bỏ vị khuẩn, nướu răng cũng cải thiện hết viêm nhiễm.

    [​IMG]
    Bài thuốc chữa hôi miệng bằng chanh và trà xanh

    - Thuốc trị hôi miệng bằng bột quế và mật ong

    Ngoài các cách trên, bạn có thể áp dụng bài thuốc trị hôi miệng với bột quế và mật ong. Bạn hãy lấy 1 thìa nhỏ bột quế, 1 thìa nhỏ mật ong, đem hòa vào 1 cốc nước ấm. Dùng nước bột quế ngậm và súc miệng để khử mùi hôi miệng.

    2. Phương pháp điều trị hôi miệng triệt để và hiệu quả nhất
    Với các bài thuốc trị hôi miệng sẽ giúp bạn nhanh chóng khử được mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, giúp bạn nhanh chóng xử lý mùi hôi miệng hoặc nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng hôi miệng.

    [​IMG]
    Thăm khám tại Nha khoa để biết chính xác nguyên nhân gây hôi miệng

    Muốn chữa hôi miệng triệt để, bạn cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì để có biện pháp chữa trị tận gốc. Thăm khám răng miệng tại nha khoa, bác sỹ sẽ kiểm tra xem nguyên nhân gây hôi miệng do răng miệng hay nguyên nhân nào khác.

    - Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách không làm sạch hết mảnh vụn thức ăn, lâu ngày tích tụ hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng. Để hết hôi miệng, bạn cần chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, sử dụng nước súc miệng để hơi thở có mùi thơm mát.

    - Hôi miệng do cao răng: Cao răng tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phân hủy thức ăn gây mùi hôi. Các bài thuốc trị hôi miệng sẽ không có tác dụng làm sạch cao răng do cao răng rất cứng chắc. Lấy cao răng tại phòng nha bằng dụng cụ chuyên dụng là giải pháp hiệu quả giúp hết hôi miệng triệt để.

    [​IMG]
    Lấy cao răng định kỳ là cách giúp hết hôi miệng hiệu quả

    - Hôi miệng do mắc bệnh lý răng miệng: Nếu bạn đang mắc viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng hoặc viêm tủy.. cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sỹ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý răng để loại bỏ vi khuẩn, giúp nướu răng hết viêm nhiễm, hết hôi miệng và khỏe mạnh trở lại.

    - Hôi miệng do bệnh lý cơ thể: đau họng, viêm mũi, đau dạ dày… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám để điều trị bệnh lý cơ thể, giúp hết hôi miệng.

    Với chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về thuốc trị hôi miệng để nhanh chóng giúp hơi thở thơm mát và tự tin hơn khi giao tiếp. Mọi băn khoăn cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan, bạn hãy liên hệ nha khoa để được giải đáp tận tình nhé.
    Xem thêm:

    Bệnh khô miệng là gì

    Đau răng nổi hạch ở cổ
     
    Tags:
Đang tải...