Phụ nữ tiền mãn kinh ăn yến sào giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi Minhbap, 6/12/19.

Chia sẻ trang này

  1. Minhbap Member

    Tham gia:
    25/9/17
    Số bài viết:
    38
    Được thích:
    0
    Khi nhắc đến Yến Sào, ai cũng nghĩ đến đây là một thực phẩm quý hiếm và giàu dinh dưỡng, và chất khoáng mà ít người biết về những công dụng khác của yến sào đối với từng đối tượng sử dụng. Tất nhiên tác dụng làm đẹp của Yến Sào đối với phụ nữ không thể thiếu. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa. Chúng ta cùng Sâm Yến Linh Chi tìm hiểu về những tác dụng của yến sào đối với phụ nữ tiền mãn kinh dựa trên các phân tích khoa học đã được chứng minh.

    Độ tuổi nào là giai đoạn tiền mãn kinh ở nữ giới ?

    Buồng trứng là nơi chủ yếu sản xuất estrogen – nội tiết tố nữ của cơ thể. Từ giai đoạn tiền mãn kinh trở đi, hoạt động của buồng trứng suy yếu và dần dần ngừng hoạt động hoàn toàn, khiến cho nguồn cung estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm sút nghiêm trọng (phụ nữ 55 tuổi có lượng estrogen trong cơ thể chỉ bằng 10% so với tuổi dậy thì).

    Estrogen có vai trò đặc biệt trong sức khỏe của người phụ nữ, do đó, khi estrogen suy giảm sẽ khiến cho cơ thể gặp phải rất nhiều hậu quả xấu như: Nhan sắc phai tàn, tâm lý không ổn định, sinh lý kém, dễ mắc các loại bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường…
    [​IMG]
    Giai đoạn tiền mãn kinh cần bổ sung dưỡng chất nào ?

    Ngày nay, với sự phát triển của y học, liệu pháp thay thế hormone (như bổ sung estrogen qua đường tiêm hoặc uống) đã được sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa bệnh tật cho phụ nữ mãn kinh, tuy nhiên vì những tác dụng phụ không mong muốn nên công dụng của liệu pháp này còn hạn chế. Chính vì vậy, rất nhiều nhà khoa học vẫn tìm kiếm một sự thay thế tốt hơn cho các liệu pháp này.

    Yến sào có lợi ích gì đối với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh ?

    Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, gồm hơn 18 loại axit amin cần thiết và 31 nguyên tố quý hiếm, trong đó có những loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh…

    Nhờ hàm lượng 50 – 55% protein cần thiết cho quá trình tăng trường, yến giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển trí tuệ. Ngoài ra, các thành phần axitsialic, axitaspartic, phenylalamine, lysine, trytophan… có trong yến còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, trí não và kích thích hệ tiêu hóa.
    [​IMG]
    Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em.

    Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa.

    Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, dưỡng chất threonine hình thành nên elastine và collagen, 2 hợp chất có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn, làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá.

    Đối với phụ nữ đang mang thai, các dưỡng chất của tổ yến còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi. Ngoài ra cách chế biến tổ yến với lê còn giúp bổ sung thêm nhiều chất sắt cho cơ thể và làm giúp cơ thể tăng cường sản sinh ra lượng hồng cầu bị thiếu hụt do quá trình sinh nở gây ra.

    Những sai lầm cần tránh khi sử dụng yến sào cho phụ nữ tiền mãn kinh

    Việc dùng yến sào liều lượng nhiều và tần suất dày đặc, do tâm lý nóng lòng muốn yến phát huy tác dụng là một sai lầm. Khi cơ thể hấp thu không hết dưỡng chất có trong yến sẽ gây lãng phí. Ngoài ra, sử dụng yến quá liều lượng còn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy do yến có tính hàn.

    Tốt nhất nên sử dụng yến thường xuyên nhưng với liều lượng nhỏ, tránh dùng nhiều mỗi lần và thi thoảng mới dùng. Với yến dạng tổ tự chế biến, nên dùng 1 – 2 tổ mỗi tuần, chia nhỏ dùng hàng ngày. Do yến sào chế biến khó và tốn công sức, có thể dùng sản phẩm yến sào dạng nước thay thế, liều lượng theo chỉ định của nhà sản xuất.
    [​IMG]
    Chế biến tổ yến sào cho phụ nữ tiền mãn kinh

    Tổ yến nếu chế biến không đúng cách như chưng nấu quá lửa, đun lâu hay mau hoặc bỏ nhiều đường phèn đều làm hao phí chất dinh dưỡng.

    Sau khi mua về, yến thô (còn nguyên tổ) cần phải làm sạch lông bám và tạp chất, ngâm vào nước sạch 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm. Tổ yến thô sau khi được sơ chế được gọi là yến tươi.

    Khi chế biến yến sào cần duy trì nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C, chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Tùy theo món ăn chế biến, chị em có thể chưng yến với đường phèn, hạt sen, táo đỏ hay mật ong…

    Dù chưng với thành phần nào cũng phải bỏ đường phèn để yến có vị ngọt thanh và mất đi mùi tanh. Tuy nhiên, không nên cho nhiều đường phèn làm giảm tác dụng của yến sào. Yến chỉ nên dùng khi ấm nóng, để nguội mất ngon.
     
    Tags:
Đang tải...