Online cùng con

Thảo luận trong 'Tin tức công nghệ khác' bắt đầu bởi hoangthuan, 14/9/12.

Chia sẻ trang này

  1. hoangthuan Moderator
    BB Model:
    87-97-PB-Q10-PP

    Tham gia:
    19/6/11
    Số bài viết:
    1.859
    Được thích:
    286
    [​IMG]

    Mạng xã hội và Internet đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người trẻ, đó là xu hướng chung toàn thế giới. Cụ thể, theo khảo sát năm 2007 được thực hiện tại Mỹ, có tới 93% bạn trẻ Mỹ (trong độ tuổi 12-17) sử dụng Internet, 55% trong số này đăng tải thông tin cá nhân trên mạng xã hội, 27% có trang web riêng và 28% thường trải lòng ở nhật ký trên mạng.

    Tuy không có số liệu cụ thể về tác động của mạng xã hội và Internet với giới trẻ Việt, nhưng tôi tin rằng con số cũng rất cao và tăng liên tục.

    Ở Việt Nam, mô hình quán ăn, cà phê Internet đang nở rộ khắp nơi. Chỉ cần sở hữu một sim điện thoại và chiếc điện thoại dòng smartphone (chưa kể laptop) là ai cũng có thể truy cập Internet. Điều đáng nói là nhiều bạn trẻ bị cuốn vào thế giới mạng khi tuổi còn quá trẻ. Hầu như bạn trẻ Việt nào cũng có tài khoản Facebook, MySpace, YouTube... trong khi các bậc phụ huynh, người thân rất mù mờ về những điều này nên chẳng thể đưa ra lời khuyên kịp thời.

    Nhiều bạn trẻ vô tư đăng tải những thông tin, hình ảnh, video clip... rất nhạy cảm trên mạng mà không lường trước được những hiểm nguy phải đối mặt, một phần cũng do có khoảng cách quá lớn trong kiến thức dùng Internet giữa họ và phụ huynh.

    Vốn sống non nớt nhưng lại được mặc sức tung hoành trên thế giới ảo, điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy gì? Gần đây, chúng ta đọc được nhiều thông tin đau lòng về việc một số bạn trẻ Việt bị người khác “ném đá” không thương tiếc vì lỡ phát ngôn, đăng tải những hình ảnh không phù hợp với văn hóa quốc gia. Điều này không chỉ dẫn đến những tổn thương tức thời về mặt tâm lý mà sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của họ.

    Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận hoàn toàn giá trị của Internet. Thực chất, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng xã hội đem lại nhiều cơ hội tích cực cho người sử dụng, giúp họ tự tin, sống thật hơn. Đối với những trẻ thành niên có thiên hướng sống nội tâm, mạng xã hội là nơi giúp họ giãi bày cảm xúc. Với những bạn trẻ hướng ngoại, mạng xã hội lại là một công cụ tuyệt vời để mở rộng các mối quan hệ.

    Quay trở lại những mặt đáng lo ngại, theo một nghiên cứu vào năm 2008 của Harvard Mental Health Letter, có tới 34% trẻ vị thành niên cho biết từng bị quấy rối tình dục (chưa tính trường hợp bị gạ gẫm các kiểu) khi vào Internet. Một khảo sát khác được thực hiện thông qua điện thoại cho thấy 13% bạn trẻ từ 10-17 tuổi tại Mỹ bị quấy rối tình dục khi online. Một số khác do vô tư đăng tải nhiều thông tin quá riêng tư lên mạng nên công việc, cuộc sống sau đó bị tác động mạnh. Đây là điều các bậc phụ huynh Việt nên tham khảo.

    Theo tôi, các bậc phụ huynh Việt hãy học một vài kiến thức căn bản về Internet, mạng xã hội... để có thể ít nhiều trao đổi thẳng thắn về những điều “được” và “mất” khi online với con cái. Đừng vội buồn hoặc tức giận khi con trẻ không chịu “accept” (chấp nhận kết bạn) bởi trẻ cần thời gian để nghĩ về điều này. Trò chuyện nhiều hơn với con, hãy nghe nhiều hơn nói. Hãy để trẻ tin rằng thế giới mạng của chúng sẽ không bị người lớn can thiệp nhiều. Nhìn nhận những mặt tích cực mà Internet, mạng xã hội đem lại. Khuyên con trẻ chỉ kết bạn với những ai quen biết.

    Tạo ra nhiều cơ hội khác để trẻ có thể khám phá, thử thách bản thân như: chơi thể thao, học các khóa kỹ năng sống, đi làm từ thiện...

    Người trẻ có thể non nớt vốn sống nhưng hãy tin họ đủ nhạy bén để nhận ra đâu là điều cần làm. Thay vì cấm đoán (điều bạn sẽ chẳng bao giờ làm được), hãy đồng hành và lắng nghe họ nhiều hơn.


    Neal A. Newfield (Giáo sư tâm lý ĐH West Virginia, Hoa Kỳ)

     
    Tags:
  2. Hoangcamapas

    Hoangcamapas Well-Known Member

    Tham gia:
    16/1/11
    Bài viết:
    1.475
    Được thích:
    448
    Dạy em, dạy con thật khó.
    Mình block các website mạng xã hội, thì nó tìm cách nó proxy, nó tìm cách ra quán Net ngồi.
     
Đang tải...