Hà Nội Nhật ký du lịch Tây Tạng - Nepal 17 ngày (Phần 4)

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi letienmanh, 25/5/20.

Chia sẻ trang này

  1. letienmanh Member

    Tham gia:
    19/12/19
    Số bài viết:
    148
    Được thích:
    0
    Đây là phần thứ 4 trong nhật ký 17 ngày du lịch Tây Tạng - Nepal rồi! Nếu bạn đã đọc từ nhưng phần đầu tiên chắc chắn bạn không khỏi háo hức đối với những phần tiếp theo này. Những ngày tiếp theo của chuyến đi này nói về du lịch Nyingchi, và những địa điểm xung quanh nó.
    Xem thêm: Nhật ký du lịch Tây Tạng - Nepal 17 ngày (Phần 5)
    7. Ngày 12/6/2014: Lhasa - Basum Tso - Nyingchi (490km)
    [​IMG]

    Bữa sáng cuối cùng tại Lhasa. Khoảng 9h, chúng tôi đi đến điểm du lịch Nyingchi, qua một vài đỉnh đèo khoảng 4700m rồi hạ thấp dần độ cao. Cây cối cũng xanh hơn, cảnh vật tươi mát hơn khi du lịch Lhasa. Buổi trưa ăn trong một nhà hàng người Hán ven đường với món cá hấp và nấm xào tuyệt ngon. Đó thực sự là bữa ăn ngon nhất từ đầu chuyến đi, mở đầu cho những bữa ăn ngon ở Nyingchi. Thức ăn ngon và cơm không bị sống.
    Lại tiếp tục lên đường, tôi đang rất háo hức để đến hồ Basumtso một trong những hồ thiêng phía Đông của người Tạng, là hồ thiêng nhất vùng Nyingchi, một hồ khác nằm ở phía Đông Nam, được cho là thiêng nhất trong các hồ thiêng - Lhamotso, tuy nhiên rất ít khách du lịch có thể đến được đây. Đó là một hồ nhỏ trên độ cao khoảng 5300m.
    Khoảng 5h chiều chúng tôi đến được hồ Basum-Tso (còn gọi là Draksumtso - Hồ nước xanh). Nước có mầu xanh ngọc bích tuyệt đẹp.Khu vực này người Hán quản lý nên dich vụ tốt và khép kín. Giữa hồ có tu viện TsozongGongba được xây dựng vào năm 1400. Tu viện này thờ ngài Guru Rinpoche người sáng lập ra tông phái Ninh Mã. Chính vì vậy hồ Basum được coi là biểu tượng tâm linh quan trọng nhất của phái Ninh Mã. Không may là ngày hôm đó trời nhiều mây, u ám và tối sớm. Từ cổng khu vực hồ chúng tôi đi xe bus lên một điểm cao và đi bộ thêm 1 đoạn để ngắm cảnh hồ.
    Trước khi rời đi, kịp mua được mấy chục con Đông trùng hạ thảo tươi mà Chungqui gọi là Holy worm. Ở Tibet cái gì cũng là Holy: holy lake, holy water, holy worm, holy rock…
    Tiếp tục lên đường, ra đến đường chính đi du lịch Nyingchi, chúng tôi quyết định ăn tối vì cũng đã 8h tối Lại một bữa ăn tuyệt ngon nữa với lẩu gà nấu nồi đá. Ở khu vực này thấp (khoảng 3000m) nên cây cối xanh tốt, dễ sống hơn, người Hán ở nhiều, nên có gà có cá và nấu ăn ngon hơn vùng phía Tây khô cằn. Chungqui nói người Tạng không ăn thịt gà và tháng 6 là tháng ăn chay của người Tạng. Tuy nhiên mình thấy bạn này vẫn ăn lẩu gà ngon lành. Không biết là nể khách hay là người Tạng trẻ tuổi cũng đã thay đổi theo người Hán.

    Ngày hôm đó đúng ngày rằm, trên này trời trong hơn, dường như gần mặt trăng hơn (ít nhất là 3000m so với ở nhà) nên trăng rất to và sáng. Sau bữa tối no và ngon, tinh thần mọi người rất tốt. Đến du lịch Nyingchi còn khoảng 100km nữa. Xe chạy trong bóng đêm, chúng tôi gà gật chìm vào giấc ngủ.

    Khoảng 11h đêm chúng tôi đến thành phố Nyingchi, qua ánh đèn xe và đèn đường lờ mờ, nhà cửa và đường phố hiện ra đặc Khựa, không thấy những ngôi nhà Tạng đặc trưng mà chúng tôi thấy ở Lhasa. Nơi đây hoàn toàn khác. Đột nhiên giữa đường có bức tường gạch xây chắn ngang đường. Cả nhóm tò mò hỏi Chungqui và anh bạn lái xe Wang nhưng không ai biết tại sao lại có bức tường ở đó. Xe chạy vòng đường khác để tìm đến khách sạn, lại có thêm vài bức tường như thế nữa giữa đường. Vào thời điểm nửa đêm, trên đường không một bóng người, lần đầu đến một nơi lạ lẫm lại gặp mấy bức tường khó hiểu đó, chúng tôi có cảm giác như đang trong phim Tây Du Ký vậy, khi thầy trò Đường Tăng đến một nơi mới thường sẽ gặp yêu quái. Không biết chúng tôi sẽ gặp cái gì đây. Một cảm giác phấn khích, tò mò khó diễn tả.

    Vào khách sạn nhận phòng, một khách sạn những vật liệu lòe loẹt hoa văn mầu sắc kiểu Trung của. Tắm và ngủ sớm bởi một ngày thật dài và mệt.

    8. Ngày: Nyingchi - Lunang Forest – Nyingchi
    =>Xem bài viết đầy đủ: Tại đây.
     
    Tags:
Đang tải...