TP.HCM Mang con về nhà ngoại có bị coi là bắt cóc con?

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi lethihien, 20/6/19.

Chia sẻ trang này

  1. lethihien Member
    BB Model:
    18

    Tham gia:
    19/2/19
    Số bài viết:
    38
    Được thích:
    0
    Tóm tắt câu hỏi:

    Em và chồng kết hôn năm 2017, trong quá trình chung sống giữa chúng Em có xảy ra nhiều mâu thuẫn. Những lúc mâu thuẫn, cha mẹ chồng đều bênh vực chồng và đi nói xấu em với bà con hàng xóm xung quanh, thậm chí gọi điện cho bố mẹ em. Hiện Em thì chưa đi làm được vì con em còn nhỏ, kinh tế eo hẹp, chồng thì đi làm được bao nhiêu tiền đều giữ cho mình và một phần là mẹ chồng bắt giao lại. Tiền chi tiêu hiện tại của mẹ con em đều là mẹ em gửi cho em để hỗ trợ em. Em không nhẫn nhịn được nữa và quyết định ly hôn, mang con về ngoại ở. Bên nhà chồng em gọi điện nói là em không có quyền mang con đi, phải trả cháu về nếu không sẽ nhờ chính quyền can thiệp nói rằng em bắt cóc con. Vậy em muốn hỏi việc em bế con đi là đúng hay sai, bên chồng có quyền bắt con em về hay không và hiện tại em chưa có việc làm vậy em có giành được quyền nuôi con không?

    Tham khảo:

    Thứ nhất, về việc bạn có được quyền mang con về nhà ngoại hay không?

    Theo quy định tại “Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

    1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.



    Vì bạn và chồng vẫn đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, chưa thực hiện ly hôn, Tòa án vẫn chưa quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng nên cả hai người đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc bạn chỉ mang con về nhà ngoại mà không cản trở chồng mình thăm con, đón con thì việc mang con đvề nhà ngoại không trái quy định của pháp luật. Trường hợp bạn có dấu hiệu nhằm cản trở quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của chồng mình thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này.

    Thứ hai, về việc giành quyền nuôi con

    Theo quy định pháp luật tại “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như vậy, việc ai được quyền trực tiếp nuôi con trước hết sẽ dựa trên thỏa thuận giữa hai vợ chồng, trường hợp không thỏa thuận được hoặc không có thỏa thuận thì Tòa án quyết định giao con cho 1 trong 2 bên dựa trên căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

    - Nếu con bạn dưới 36 tháng thì về nguyên tắc, sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu con bạn đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con và xét đến quyền lợi mọi mặt của con để quyết định. Nếu con bạn không thuộc 2 trường hợp trên thì Tòa sẽ quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    - Để đảm bảo các quyền lợi cho con thì bạn cần đáp ứng được một số điều kiện như: Có chỗ ở ổn định; thu nhập hàng tháng đủ để nuôi cháu; có thời gian để chăm sóc con, nhân thân tốt không ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của con,… Như vậy, điều kiện kinh tế chỉ là một trong số những căn cứ mà thôi.

    - Ngoài ra, Bạn có thể đưa ra những chứng cứ chứng minh về vệc chồng mình có những hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cháu như lối sống không lành mạnh, bỏ bê gia đình, con cái,…
    ---------
    LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
    LY HÔN NHANH - GIÀNH QUYỀN NUÔI CON - PHÂN CHIA TÀI SẢN
    TƯ VẤN: 0949 165 995
     
    Tags:
Đang tải...