Khi lắp đặt hệ thống kiểm soát cửa chúng ta cần chú ý đến những điều gì?

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi chungseo123, 10/10/17.

Chia sẻ trang này

  1. chungseo123 Member

    Tham gia:
    13/9/17
    Số bài viết:
    340
    Được thích:
    0
    Sẽ không quá khó khăn trong công việc lắp đặt thiết bị kiểm soát ra vào như thế này. Nhưng khi lắp đặt người ta thường mắc nhiều lỗi khi tiến hành công việc như:
    tong dai panasonic
    1. Tránh lắp thiết bị bảo vệ chống quá áp:
    Ta nên lắp bộ bảo vệ chống sốc điện (bộ cắt lọc sét,…) cho toàn bộ đường cáp dữ liệu và cáp tới đầu đọc, đường cấp nguồn cho mỗi bộ điều khiển theo khuyến cáo. Tuy nhiên bộ cắt lọc sét sẽ giúp tránh được hỏng hóc có thể xảy ra bởi sét lan truyền, dẫn đến làm hỏng hệ thống với sét đánh trực tiếp, hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cũng cần chú ý: bộ chống quá áp cần được tiếp đất tốt.
    2. Cung cấp cùng một nguồn điện cho bộ điều khiển và khóa lẫy điện, khóa từ.
    Cần được tách riêng nguồn cung cấp cho khóa điện, khóa lẫy điện và khóa từ: phát ra xung điện truyền ngược về, qua đường nguồn, tới bộ điều khiển, gây ra hỏng mạch điện tử hoặc gây lỗi dữ liệu....
    3. Thiếu vật tư dự phòng:
    Nó sẽ giúp nhanh chóng phục hồi hoạt động hệ thống, nếu hệ thống có 10 cửa thì ta nên dự phòng 1 bo mạch bộ điều khiển và 2 đầu đọc, phòng trường hợp bị sét đánh trực tiếp hoặc hỏng trong quá trình lắp đặt.
    4. Sử dụng không đúng cáp tín hiệu.
    Với cáp xoắn (CAT 5, CAT6) thường sử dụng cho kết nối truyền thông RS-485 (từ bộ điều khiển tới bộ điều khiển, hoặc tới máy tính), với chuẩn giao tiếp Wiegand ( từ đầu đọc tới bộ điều khiển) yêu cầu cáp không xoắn, ví dụ như cáp 6 lõi có vỏ bọc kim (yêu cầu này tương tự cho RS-233). Theo thông thường thì tài liệu hướng dẫn sẽ chỉ dẫn loại cáp cần sử dụng.
    5. Chưa có kinh nghiệm về xử lý cửa.
    Khi chưa có kinh nghiệm về điện tử, phần mềm, thiết bị báo động, CCTV, và các thiết bị điện tử khác, thì không có nghĩa là bạn có thể lắp đặt khóa lẫy, khóa điện từ hoặc loại khóa điện nào đó? Bạn sẽ gặp phải phiền toái với một cái cửa hoặc khung cửa có kết cấu phức tạp, nếu không có kinh nghiệm về nó. Nếu không yên tâm nên thuê một người chuyên nghiệp về lắp đặt cửa để xử lý ván đề này.
    6. Chưa có kinh nghiệm về điện tử
    Nếu có kinh nghiệm về cửa nhưng không có kiến thức về điện tử, phần mềm, và thiết bị điện tử, thì đừng nên cố gắng lắp đặt làm gì nó sẽ không giúp được gì cho bạn đâu? Bạn nên thuê kỹ thuật viên chuyên lắp thiết bị kiểm soát ra vào hoặc người có chuyên môn gần giống chắng hạn có kinh nghiệm về tự động hóa hoặc thiết bị báo động khi bạn chưa chắc chắn làm được nó.
    7. Dùng sai đầu đọc
    Bạn nên đảm bảo có đủ thông tin về hãng sản xuất, model và mã sản phẩm của các đầu đọc đang sử dụng nếu thực hiện lắp đặt thêm thiết bị cho hệ thống đã sẵn có. Tránh chỉ gửi ảnh của đầu đọc cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối vì nhiều đầu đọc khác nhau nhưng có chung dạng vỏ bên ngoài. Chúng ta nên tháo đầu đọc, mở vỏ ngoài để đọc kỹ các thông tin bên trong, nên có đầy đủ thông tin nhất có thể, bao gồm: cả version của Firmware và định dạng dữ liệu ngõ ra của đầu đọc...
    8. Dùng sai thẻ
    Sẽ rất quan trọng khi cấp phát thêm thẻ (thẻ cảm ứng, thẻ từ, thẻ thông minh,...) cho hệ thống đang hoạt động, thông tin về định dạng dữ liệu, mã facility và mã nhận dạng của thẻ đang sử dụng là rất quan trọng. Công nghệ và mã của thẻ mới phải tương tự hoặc phải tương thích với các thẻ đang sử dụng và mã facility của thẻ mới phải phù hợp với thẻ đang sử dụng. Hệ thống cho phép sử dụng chung các mã facility khác nhau nhưng mã nhận dạng (ID numbers) của thẻ mới không được trùng lặp với thẻ đang dùng. Số lượng thẻ sử dụng không được vượt quá dung lượng cho phép của hệ thống. Các nhà cung cấp sẽ không bao giờ mã hóa lại thẻ đã được giao đi rồi nếu bạn đặt hàng nhầm loại thẻ. Bạn phải trả chi phí cao cho công việc này ngoài ra sẽ bị sa lầy vào việc đó.
    9. Thiếu công đoạn kiểm tra, chạy thử thiết bị trước khi lắp đặt
    Người kĩ thuật viên có kinh nghiệm không bao giờ tới địa điểm lắp đặt mà chưa kiểm tra, chạy thử (test) trước thiết bị. Với với dòng sản phẩm lần đầu họ mới làm quen. Công việc như: đấu nối thiết bị, xem tài liệu kỹ thuật, chạy thử…là rất quan trọng. Nếu gặp phải sự cố lỗi kỹ thuật, kỹ thuật viên có đủ thời gian để nhận sự trợ giúp từ hãng sản xuất. Họ luôn nhận được sự đánh giá của khách hàng là người lành nghề, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực này khi tiến hành tại địa điểm lắp đặt.
     
    Tags:
Đang tải...