Toàn quốc Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn hiệu quả

Thảo luận trong 'Mua bán - Rao vặt khác' bắt đầu bởi bottamnhanhung, 19/6/18.

Chia sẻ trang này

  1. bottamnhanhung New Member
    BB Model:
    12

    Tham gia:
    3/4/18
    Số bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Nhiều mẹ lạm dụng sử dụng sản phẩm điều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh đặc biệt thể chàm sữa và lác sữa nhiều mẹ đã lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, tân dược có tác dụng nhanh nhưng không đúng liều lượng và đúng cách khiến tình trạng bệnh của bé ngày càng chầm trọng hơn.
    Chia sẻ sau đây các mẹ phải năm được để có hướng điều trị cho bé an toàn hiệu quả

    Nguồn: http://www.dalieu.vn/benh_da_lieu/a...u-dung-duong-am-trong-dieu-tri-viem-da-co-dia

    I. Điều trị viêm da cơ địa

    Quản lý thành công bệnh viêm da cơ địa liên quan đến tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về bệnh, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa và giảm mức độ và tần số các đợt bùng phát. Điều trị bao gồm giáo dục tránh các yếu tố vượng bệnh, chăm sóc da, và điều trị thuốc là rất quan trọng. Cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề an toàn trong điều trị, vừa giúp giảm bệnh và tránh tối đa các tác dụng phụ do dùng thuốc gây nên, đặc biệt là dùng corticoid kéo dài.
    1. Sử dụng thuốc
    1.1. Corticosteroid tại chỗ

    Corticoide tại chỗ là thuốc điều trị chủ yếu cho viêm da cơ địa trong hơn 4 thập kỷ, thuốc có tác dụng kiểm soát quá trình viêm, ức chế miễn dịch do ức chế tăng sinh tế bào và gây co mạch. Chúng ngăn chặn sự giải phóng các cytokine viêm, ức chế một loạt các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào đuôi gai. Theo hệ thống phân loại Mỹ, corticosteroid được chia thành các nhóm thông qua tác dụng co mạch có các nhóm từ I đến VII, trong đó nhóm VII là mạnh nhất. Các tác dụng phụ của costeroids tại chỗ như teo da, giãn mao mạch, giảm sắc tố, trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng, mụn trứng cá... Những tác dụng phụ có thể xảy ra nhiều hơn khi dùng corticoid tại chỗ trên vùng da nhạy cảm, vùng da mỏng như mặt, cổ, háng. Tác dụng phụ toàn thân trên hệ trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận có thể gây chậm phát triển ở trẻ em, và giảm mật độ xương.

    1.2. Thuốc kháng Calcineurin tại chỗ
    Hiện nay có 2 thuốc được sử dụng là tacrolimus và pimecrolimus, cung cấp một liệu pháp thay thế cho corticoide tại chỗ và được chấp thuận bởi FDA. Đây là nhóm thuốc thứ hai trong điều trị các trường hợp bệnh mạn tính, tái phát mức độ trung bình đến nặng ở những trẻ từ 2 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng các cytokin từ các tế bào lympho hoặc tế bào mast, dẫn đến làm giảm phản ứng viêm. Tính an toàn và hiệu quả của tacrolimus và pimecrolimus đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm số lượng đợt bùng phát, kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát, giảm viêm, giảm ngứa.

    1.3. Các thuốc hỗ trợ khác
    · Kháng histamin: Ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân VDCD, làm tăng sự chà sát, gãi gây trầy xước trên da, dày da, lichen hóa, và ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ nên việc sử dụng các thuốc để giảm ngứa là rất cần thiết.
    · Chống nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng hay gặp của bệnh do tổn thương hàng rào bảo vệ da, đặc biệt là nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm giúp giảm tình trạng nặng của bệnh, giúp tổn thương mau lành. Ngoài ra, bội nhiễm Herpes cũng là biến chứng thường gặp và thường nặng hơn ở bệnh nhân VDCD nên cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng toàn thân.

    2. Tư vấn tránh các yếu tố vượng bệnh
    Vai trò của các dị nguyên đường hô hấp, chẳng hạn như bụi và lông động vật, vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta thấy một số yếu tố như lông súc vật, bụi nhà làm khởi phát bệnh, nặng thêm tình trạng bệnh và khi tránh tiếp xúc với các yếu tố đó thì bệnh thuyên giảm. Thực phẩm cũng có thể gây nên bùng phát cho một số bệnh nhân, nhưng cũng không nên ăn kiêng quá mức gây tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.

    3. Giáo dục y tế
    Giáo dục được coi là can thiệp quan trọng nhằm mục đích đưa ra sự hiểu biết rõ ràng về bệnh, giúp bệnh nhân và cha mẹ hiểu rằng bệnh viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, phức tạp, cần tuân thủ các biện pháp điều trị và có chế độ chăm sóc da hợp lý.

    4. Dinh dưỡng
    - Cho con bú: Tác động của việc cho con bú về phòng, chống bệnh vẫn còn dưới đang nghiên cứu. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 4 tháng đầu giảm nguy cơ dị ứng hơn so với những trẻ dùng sữa công thức.
    - Thức ăn dặm: Các báo cáo cho thấy trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng thường có nguy cơ dị ứng một số thực phẩm như trứng, sữa nhiều hơn những trẻ ăn dặm sau 6 tháng. Tuy nhiên cũng chưa thấy có mối liên quan giữa bệnh viêm da cơ địa và thời gian ăn dặm.

    5. Chăm sóc da
    Chăm sóc da hợp lý là biện pháp quan trọng trong quản lý bệnh. Các nghiên cứu cho thấy khô da làm tăng tỷ lệ khởi phát và làm nặng hơn mức độ bệnh. Các chất làm ẩm giúp làm giảm tính trạng khô da và ngứa trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Các chất dưỡng ẩm có tác dụng giúp phục hồi lớp ceramid bảo vệ cho da, tránh mất nước qua da, làm giảm khô da, giảm viêm, cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ của da.
    Tìm hiểu thêm: Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
     
    Sửa lần cuối: 24/1/19
    Tags:
Đang tải...